image banner
 
Tình hình sâu bệnh dịch hại trên cây lúa và cách phòng trừ
Lượt xem: 575
Sáng nay 19/8/2024 UBND xã Mường Nọc phối hợp cùng cới Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Quế Phong tổ chức kiểm tra các xứ đồng của xã Mường Nọc nhằm kịp thời phát hiện sớm tình hình các loại sâu bệnh dịch hại để có biện pháp khuyến cáo, hướng dẫn Nhân dân phòng trừ hiệu quả
Anh-tin-bai

Cán bộ Trung tâm dịch vụ NN huyện và địa chính, bảo vệ thực vật xã kiểm tra ình hình sâu bệnh

Vụ mùa 2024 xã Mường Nọc đã tập trung gieo cấy được 208,94 ha lúa, hiện nay cây lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh rộ và phát triển khá tốt. Tuy nhiên do thời tiết ẩm nóng, mưa nắng xen kẽ nên trên diện rộng trà lúa đã xuất hiện các loại sâu, bệnh: Rầy nâu, Rầy lưng trắng, Bọ trĩ, Vằn lá với mật độ khá cao và phát triển rất nhanh. Đây là các bệnh dịch hại nguy hiểm trên cây lúa, khi bị nhiễm rầy sẽ làm cho cây vàng lá, ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển, làm cho bông lúa lép, đặc biệt rầy lưng trắng là môi giới truyền virus gây bệnh Lùn sọc đen có thể khiến cho cây lúa không còn được thu hoạch.

Anh-tin-bai

Bọ trĩ, rầy, vằn lá trên diện tích là Mùa 2024 xã Mường Nọc

Để chủ động trong công tác phòng trừ và hạn chế thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra, đề nghị Nhân dân tập trung phun đồng loạt theo từng vùng bị sâu bệnh hại, rầy các loại gây ra, với các biện pháp phòng trừ như sau:

1. Đối với diện tích lúa thời kỳ trước trổ: Chỉ khuyến cáo phun trừ trên các diện tích có mật độ từ 1.000 con/m2 trở lên bằng các loại thuốc như: Dupont Pexena 106 SC, Chess 50WG, Titan 600 WG, Oshin 20 WP, Sutin 50 SC, Dantotsu 16 WSG, Actara 25 WG, Nofara 35 WG... để phun trừ theo liều khuyến cáo.

2. Đối với hiện tượng ngả vàng sinh lý do thiếu hụt dinh dưỡng. Bón đón đòng đúng thời điểm rất quan trọng để cung cấp kịp thời dinh dưỡng cho quá trình phân hóa, giúp cho việc phân chia gié lúa và hoa lúa được số liệu nhiều nhất. Ở giai đoạn làm đòng, cây lúa cần trích trữ nhiều dinh dưỡng để nuôi đòng nếu nhu cầu dinh dưỡng rất cao. Chính vì vậy bà con nhân dân cần bón đón đòng đúng thời điểm, đúng lượng cần thiết để giúp tăng số lượng hạt, số bông và tiền đề để tăng năng xuất lúa khi thu hoạch.

3. Việc bón phân cho lúa cần đảm bảo bón đầy đủ, không dư thừa, bón cân đối giữa các chất. Tùy theo từng chân ruộng mà bà con xác định lượng phân bón cần thiết.

4. Với phân đơn, trên chất đất bình thường, bà con có thể tham khảo lượng bón cho 1 sào 500m2(5a) như sau: Đạm Urê từ 1-2 kg, Kali clorua từ 5-6 kg

5. Khi phun thuốc cần gữ mực nước trong ruộng ở mức 3 – 4 cm để tiêu diệt được nhiều rầy. Phun theo chỉ dẫn chỉ dẫn cán bộ chuyên môn của Trung tâm DVNN huyện, xã, và tuân thủ “Kỹ thuật 4 đúng”.

UBND xã sẽ tổ chức cho các xóm bản tiến hành phun đồng loạt bắt đầu từ sáng mai 20/8/2024, đề nghị Nhân dân tuân thủ theo triển khai của xóm, hướng dẫn của cán bộ phụ trách./.

 Nguyễn Thanh Quế- Địa chính nông nghiệp  

BẢN ĐỒ XÃ MƯỜNG NỌC - HUYỆN QUẾ PHONG
image
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ MƯỜNG NỌC

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Quang Văn Phương -Chủ tịch UBND xã

Điện thoại: 0942455207 – Email: phuongmuongnoc@gmail.com

 Bà: Nguyễn Thuỳ Trang - Công chức VH-XH xã

Điện thoại: 0987286927 - Email: thuytrang28687@gmail.com

Trụ sở: Xóm Phong Quang- Xã Mường Nọc - Huyện Quế Phong - Tỉnh Nghệ An